Cần Sa trong văn hóa thế giới? Đây là năm 2024 rồi! Việc định nghĩa Cần Sa là ma túy tới từ những sai lầm trước đây và cái mác xấu xí này vẫn còn đi theo cây Cần Sa tới tận ngày nay! Điều này đang ngăn cản chúng ta tới với một loài thuốc có tác động tốt tới cả cơ thể!
Hôm nay, hãy cùng Cloud9 Cannabis Asia nghiên cứu thêm những thông tin về lịch sử của loại dược liệu cao cấp bậc nhất thế giới nhé!
Cần sa được ghi nhận sớm nhất trong Thần Nông bản thảo kinh, ra đời khoảng năm 2800 trước Công nguyên, cuốn sách được coi như dược điển cổ nhất của người Trung Quốc.
Trong đó, cây gai dầu (cannabis) là một vị thuốc trị giảm đau. Ghi chép cổ của người Trung Á, Trung Quốc, cho tới người Hindu ở Ấn Độ, người La Mã cổ đại cũng đều nói tới cây gai dầu như một dược liệu.
Trong thần thoại Ấn Độ, thần Shiva còn coi cây gai dầu là món ăn ưa thích, cần sa được mô tả như một vị thuốc có khả năng làm “giảm đi hơi thở nóng bỏng của các vị thần”, tức là có tác dụng giảm sốt.
Khoảng năm 200 sau Công nguyên, Claudius Galenus, nhà triết học kiêm thầy thuốc người La Mã đã bắt đầu nhận ra tác dụng của cần sa trong việc tạo cơn hưng phấn thần kinh.
Cần sa được biết tới rộng rãi ở châu Âu và Mỹ vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nhà vật lý học William Brooke O’Shaughnessy, trong thời gian làm việc tại Ấn Độ, đã phát hiện ra những tác dụng giảm đau và chữa các chứng nôn mửa của cây cần sa.
Vào cuối những năm 1800, chiết xuất từ cây cần sa đã bắt đầu được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc Mỹ và châu Âu để chữa bệnh dạ dày. Các nhà khoa học phương Tây cũng đã chỉ ra rằng chất THC trong cây cần sa chính là hoạt chất khiến loại cây này có tác động tới thần kinh của con người.
Việc sử dụng cần sa như một chất gây nghiện cũng đã được đề cập tới ở thời Hy Lạp cổ đại. Một nhà sử học Hy Lạp tên là Herodotus đã mô tả người Scythia (một nhóm người du mục Iran ở Trung Á) hít khói từ hạt và hoa cần sa cháy để tạo hưng phấn.
(Hashish) làm từ cây cần sa bằng phương pháp vo tay của người bản địa cũng đã phổ biến khắp Trung Đông và châu Á từ những năm 800 sau Công nguyên. Mặc dù kinh Qur’an cấm sử dụng các chất gây nghiện nhưng lại KHÔNG HỀ cấm sử dụng cần sa.
Từ năm 1931, cần sa bị coi là bất hợp pháp ở 29 tiểu bang nước Mỹ. Năm 1937, Mỹ áp dụng một đạo luật liên bang, quy việc kiểm soát buôn bán sở hữu, chuyển nhượng các sản phẩm từ cây gai dầu vào tội hình sự, trừ việc sử dụng trong công nghiệp.
Năm 1970, Mỹ đưa ra đạo luật kiểm soát các chất gây nghiện, trong đó cần sa được xếp vào các loại ma túy bảng I, cùng với bạch phiến, LSD, thuốc lắc. Đạo luật không cho phép sử dụng cần sa trong mục đích y tế vì nguy cơ bị lạm dụng cao. Đó là một phần của chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Richard Nixon. Mặc dù nhiều báo cáo đề nghị đưa cần sa trở lại danh mục các chất sử dụng trong y tế nhưng Tổng thống Mỹ đã từ chối xem xét.
* Tới năm 1996, California là bang đầu tiên của Mỹ đưa ra luật cho phép sử dụng cần sa vào mục đích y tế hạn chế. Sau đó là 29 tiểu bang và lãnh thổ của Mỹ áp dụng luật này. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã phê duyệt hai loại thuốc có THC được kê đơn ở dạng thuốc viên là Marinol và Syndros. Tháng 6/2019, 11 tiểu bang và Washington D.C hợp pháp hóa cần sa trong mục đích giải trí.
* Năm 2016, Australia cũng đã cho phép sử dụng cần sa trong mục đích y tế.
* Tháng 12/2013, Uruguay trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa sản xuất, mua bán và sử dụng cần sa, năm 2018, tới lượt Canada. Người trưởng thành ở Canada sẽ được phép mang theo tối đa 30 gram cần sa đến nơi công cộng. Công dân Canada cũng được trồng không quá 4 cây cần sa tại nhà riêng. Mặc dù quyết định này vẫn gây ra tranh cãi ở Canada nhưng vào ngày đạo luật mới có hiệu lực, nhiều người dân đã đổ ra đường ăn mừng, họ còn thiết kế lại quốc kỳ nước này và thay thế hình ảnh lá phong đỏ giữa lá cờ bằng lá cây gai dầu.
* Cho tới nay, nhiều quốc gia cũng đã hợp pháp hoặc bán hợp pháp việc trồng và sử dụng cần sa. Tại Đông Nam Á, Thailand là quốc gia đầu tiên chính thức bỏ cây cần sa khỏi danh sách các chất ma túy năm 2022.
*Lượng THC trong cần sa đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Vào giữa những năm 1990, hàm lượng THC trung bình của những cây cannabis bị tịch thu là khoảng 4%. Đến năm 2014, con số này là khoảng 12%, với một số loại cần sa chứa hàm lượng THC cao tới 37%.